Phương pháp chiếu tia plasma lạnh hỗ trợ điều trị cho một trường hợp phẫu thuật ghép vạt da thất bại

Quá trình điều trị và nghiên cứu trường hợp một bệnh nhân phẫu thuật ghép vạt da thất bại dẫn đến hoại tử phù nề tại Bệnh viện E đã thể hiện khả năng hỗ trợ liền thương vượt trội của phương pháp chiếu tia plasma lạnh (Cold Atmospheric Plasma hay CAP) do máy PlasmaMed-GAP phát ra, so với phương pháp hiện tại, đặc biệt là đối với những vị trí vết thương nhỏ, hẹp gây khó khăn cho quá trình thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay, để phục hồi các tổn thương da làm lộ gân hoặc xương của người bệnh, chúng ta có thể sử dụng phương pháp ghép vạt da. Ưu điểm của phương pháp này là vạt da ghép có các đặc điểm tương tự như vùng da cần tái tạo. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và trang thiết bị chuyên dụng mới có thể phẫu thuật cấy ghép được những vết rách ở vùng da kẹp giữa hai ngón tay như trường hợp được nghiên cứu vì nó là một vùng rất nhỏ. Ngay cả khi đó, khả năng ghép thất bại vẫn có thể xảy ra do xuất hiện hoại tử một phần hoặc toàn bộ. Việc áp dụng chiếu tia Plasma lạnh (CAP) sau khi phẫu thuật ghép vạt da thất bại là một hướng điều trị mới, ít xâm lấn hơn nhưng lại hiệu quả hơn cho bệnh nhân.

Đối tượng thực hiện nghiên cứu là một bệnh nhân nữ 43 tuổi tổn thương ngón giữa bàn tay trái điều trị tại Khoa Tạo hình, Thẩm mỹ và Khoa phẫu thuật răng hàm mặt, Bệnh viện E từ ngày 30/8/2018 đến ngày 30/10/2018 được chỉ định phẫu thuật ghép vạt da. Bệnh nhân đã được phẫu thuật bàn tay trái kết hợp nẹp vít xương ngón tay và nối gân, sau đó bệnh nhân phát triển 1 vết loét sâu vào xương. 5 ngày sau phẫu thuật, phần hoại tử đen bắt đầu tích tụ lại trong vết loét và phù nề chứng tỏ việc ghép vạt da đã thất bại.

Ngay sau đó bệnh nhân được điều trị bằng tia Plasma lạnh với liều lượng 30s/1cm2 tại vị trí vết loét mỗi ngày một lần trong thời gian 5 tuần. Thời gian chiếu plasma mỗi lần được thay đổi tùy theo kích thước của tổn thương. Vết loét được theo dõi về kích thước, tỷ lệ biểu mô hóa, tình trạng lâm sàng và cảm giác của bệnh nhân trong khu vực chiếu tia plasma lạnh. Kích thước vết loét được đo đều đặn hàng tuần trong suốt quá trình điều trị bằng cách sử dụng máy đo vết thương Wintape (PlasmaMed, Việt Nam), thước kẻ và chụp ảnh làm tư liệu.

Kết quả cho thấy, sau 5 tuần điều trị, vết loét đã giảm kích thước đáng kể, giảm viêm và hết tiết dịch sau khi tiến hành điều trị bằng máy PlasmaMed-GAP. Tỷ lệ biểu mô hóa tại vết thương cũng tăng nhanh theo thời gian điều trị. Đáng chú ý, khi phân tích dịch tiết ra của vết thương thì không nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng. Sau 5 tuần, vết loét đã được biểu mô hóa hoàn toàn. Bệnh nhân được hỏi về cảm giác đau, rát và ngứa ở vị trí chiếu xạ trong và sau mỗi lần điều trị bằng Plasma lạnh theo ba mức tăng dần thu lại kết quả khả quan. Trong 2 tuần đầu tiên bệnh nhân cảm thấy như “đốt nhẹ”, không đau, đây là dấu hiệu bình thường khi vết thương mới tiếp nhận chữa trị. Trong 3 tuần tiếp theo, bệnh nhân không còn cảm giác gì sau mỗi lần chiếu.

Thời gian theo dõi

Kích thước (cm2) Cảm giác  Tỷ lệ biểu mô hóa (%) Tình trạng viêm và tiết dịch 

Thời điểm bắt đầu chữa trị

3.0 Đốt nhẹ 10 Viêm mô tế bào, chất tiết nhiều và trong

Sau tuần thứ nhất

2.0 Đốt nhẹ 60 Viêm mô tế bào, chất tiết ít trong hơn

Sau tuần thứ hai

1.0

Đốt nhẹ 80 Viêm mô tế bào, không có chất tiết

Sau tuần thứ ba

0,06

Không

85

Không có viêm mô tế bào, không có chất tiết

Sau tuần thứ tư 0,015 Không 95

Không có viêm mô tế bào, không có chất tiết

Biểu mô hóa toàn bộ vết loét

Nghiên cứu này báo cáo trường hợp đầu tiên mà phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị liền thương tại một vị trí tổn thương đặc biệt. Đồng thời, phương pháp này cũng làm giảm nhanh tình trạng viêm và tiết dịch tại vết thương. Từ đó, nghiên cứu mở ra hướng ứng dụng chiếu tia Plasma lạnh từ máy PlasmaMed-GAP đối với các tổn thương da ma hiện tại không có phương pháp điều trị hiệu quả cao khác.

Ban Truyền thông của Viện Nghiên cứu Công nghệ Plasma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *