Kháng kháng sinh (Phần 2) – Hiện tượng kháng kháng sinh ở Việt Nam

Việt Nam được coi là vùng trũng của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là kháng thuốc kháng sinh. Trong số các nước thuộc mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc Châu Á (ANSORP), Việt Nam có mức độ kháng penicillin cao nhất (71,4%) và kháng erythromycin (92,1%). Thực trạng này là hậu quả tất yếu của mức độ sử dụng kháng sinh cao cả trên người và trong nông nghiệp, mà đa phần là tình trạng sử dụng không hợp lý.

Năm 2009, một nghiên cứu mô tả cắt ngang được triển khai nhằm thu thập số liệu kháng kháng sinh và số liệu mua kháng sinh từ 15 bệnh viện ở Việt Nam. Kết quả cho thấy mức độ tiêu thụ kháng sinh trung bình tại Việt Nam  là 274,7 DDD trên 100 ngày giường, cao hơn đáng kể so với số liệu sử dụng kháng sinh tại Hà Lan trong cùng năm với chỉ 58,1 DDD trên 100 ngày giường và so với tổng kháng sinh sử dụng trung bình được báo cáo từ 139 bệnh viện thuộc 30 nước khu vực Châu Âu với 49,6 DDD trên 100 ngày giường năm 2001.

Chi phí trung bình mua kháng sinh trên mỗi bệnh viện trong năm 2008 là 1,75 triệu Đô la Mỹ. Hiện nay, 300 bệnh viện ở Việt Nam đã sử dụng máy chiếu tia plasma lạnh để thay thế cho thuốc thuốc kháng sinh trong việc khử trùng bề mặt vết thương, vết mổ. Chi phí cho một máy chiếu tia plasma lạnh PlasmaMed-GAP chỉ từ 30.000 – 40.000 Đô la Mỹ, tiết kiệm và hiệu quả cho nhiều bệnh nhân hơn so với sử dụng thuốc kháng sinh.

Nguồn dữ liệu:

  1. Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009
  2. https://www.who.int/vietnam/health-topics/antimicrobial-resistance
  3. https://thaythuocvietnam.vn/
  4. Ly Ngoc Kinh, Ngo Thi Bich Ha et al, “study the current situation of antibiotic use in hospital infections in the intensive care units at some health facilities” 2009-2010

Ban Truyền thông của Viện Nghiên cứu Công nghệ Plasma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *